THÔNG TIN HỌC TẬP

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tiểu sử anh hùng chi đội mang tên

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Văn Cừ
Đ/C NGUYỄN VĂN CỪ
(1912-1941)
    Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh năm 1912 trong một gia đình nhà Nho, quê xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1927 ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội .
   Tháng 6 năm 1929 ông được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng đầu tiên ở Hà Nội. Năm 1930 được cử làm Bí thư đặc khu Hồng Gai- Uông Bí. Bị Pháp bắt, kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo.
   Năm 1936 ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Nguyên Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng khôi phục và đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ uỷ Bắc kỳ và trở thành uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 3 năm 1937). Tháng 9 năm 1937 được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn ( Gia Định ). Năm 1938, ông được bầu làm Tổng bí thư khi mới 26 tuổi.
   Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Cừ đã cùng Trung ương Đảng xây dựng Nghị quyết kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định “vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại” và chỉ rõ rằng “cần đưa hết toàn lực của Đảng”, “dùng hết phương pháp làm thế nào cho thực hiện được Mặt trận dân chủ, ấy là công cuộc của Đảng ta trong lúc này”.
   Xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương, một hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc thay thế cho Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương trước đó, được đảng đánh giá là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trước sự vận động nhanh chóng của tình hình mới trong nước và thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nguyễn Văn Cừ và Đảng đã chủ trương phải tiến hành cuộc đấu tranh chống khuynh hướng “tả”- đưa ra những khẩu hiệu quá cao, và đề phòng khuynh hướng “hữu”- không chú trọng phong trào quần chúng công nông. 
   Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, ông đã xúc tiến ngay việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Đóng góp của Nguyễn Vãn Cừ vào nội dung Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 3 năm 1938 cũng như những vấn đề nêu ra trong tác phẩm Tự chỉ trích do ông viết hoàn toàn sát đúng với nội dung trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho Đảng vào cuối tháng 7 năm 1939.
   Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng 11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng, mà nội dung trọng yếu là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp, giai cấp-dân tộc, vấn đề xây dựng Đảng, Mặt trận và phương pháp cách mạng trong tình hình lịch sử mới.
   Để tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống nặng lãi và tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công nông binh, thay bằng thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ...Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay khòng còn thích hợp nữa, phải thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.
   Tháng 6 năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn cùng với một số đảng viên khác.
   Sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương 28", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.
   Ngày 28 tháng 8 năm 1941 bản án được thi hành cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như: Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại trường bắn Hóc Môn.
   Cuộc đời đồng chí Nguyễn Văn Cừ là tấm gương đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, mãi mãi là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam.
    Chi đội lớp 8/4 Trường THCS Lý Tự Trọng được vinh dự mang tên của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, vì vậy toàn thể đội viên trong chi đội chúng ta phải phấn đấu thi đua để trở thành chi đội vững mạnh có nhiều phong trào thi đua xuất sắc các bạn nhé! 
Ban Biên tập Chi đội Nguyễn văn Cừ

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Tiểu sử anh hùng liên đội mang tên

Tiểu sử Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng
            Lý Tự Trọng là con một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện  Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh. Anh sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon – Thái Lan . Năm 1923 chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập va nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông dương và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam .
            Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, anh bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi.
            Giữa pháp trường, người thanh niên cộng sản 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin toà mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thàn niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý tự Trọng đã dõng dạc nói từng lời:
            “ -Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích câch mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi."
             Những câu nói giản dị nhưng sâu sắc về lý tưởng sống chiến đấu của người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng vẫn mãi vang vọng đến ngàn đời cho thế hệ trẻ chúng em mai sau, nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, và một ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường của người chiến sĩ cộng sản.
                
Tượng AHLS Lý Tự Trọng bằng đồng trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia TP Hồ Chí Minh

          Tên của anh đã được đặt cho tên của một giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho thanh niên. Ngoài ra, tên của anh cũng được đặt cho nhiều trường học và con đường ở Việt Nam.
            Liên đội Trường THCS Lý Tự Trọng rất đổi tự hào được mang tên anh - một người anh hùng tuổi trẻ. Toàn thể Đội viên chi đội Phan ĐăngLưu chúng em nguyện ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để xứng đáng là học sinh dưới mái trường Lý Tự Trọng với nhiều thành tích “ Dạy Tốt - Học Tốt ”, xứng đáng với Danh hiệu: Liên đội Lý Tự Trọng vững mạnh.                                                     
  Trường em vinh dự mang tên người anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng                                                                                                                                                          Biên tập theo Wikipedia Tiếng Việt                                       Ban biên tập Chi đội Nguyễn Văn Cừ  - Lớp 8/4


Mời quí thầy cô và các bạn nghe một số ca khúc về người chiến sĩ cộng sản - Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng sau đây:

Bài ca Anh Lý Tự Trọng  
 Sáng tác: của thầy Lý Quốc Quang - Cựu Giáo viện Trường THCS Lý Tự Trọng - Tam Kỳ 
Ngàn năm còn vang mãi tên người. Tuổi trẻ gan dạ và biết hy sinh. Việc làm đứng đầu sóng ngọn gió. Người chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đem chí tài diệt lũ xâm lăng. Ôi! anh Lý Tự Trọng người anh hùng bất khuất, luôn luôn hiên ngang đối mặt quân thù. "Con đường của Thanh niên chỉ có con đường cách mạng." Lời anh sáng ngời vang mãi đến ngàn đời sau.....
Đây là Bài hát truyền thống của Trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam
Nghe bài hát : Bài ca Anh Lý Tự Trọng  tại đây
               Bài hát : Noi gương Lý Tự Trọng 
                                              Sáng tác: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
 Muôn đời sau Lý Tự Trọng như ngôi sao mai lấp lánh trên trời cao 
Đây người thanh niên đầy mơ ước 
Đã chiến đấu cho tổ quốc 
Anh đã ngã xuống cho chúng em hôm nay 
Đứng dậy kiến thiết cuộc đời mãi trên đất này 
Thân anh đã bón cho đất nay thêm xanh 
Cho mùa xuân đến chân trời bóng chim tung cánh 
Vì dân, vì nước, Lý Tự Trọng người nêu gương sáng  ngời 
Cùng vì cuộc sống mới vì xã hội chủ nghĩa. Tiến lên theo anh suốt đời.
Nghe bài hát: Noi gương Lý Tự Trọng tại đây



Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thời khóa biểu

            THỜI KHÓA BIỂU LỚP 8/4
               2013 - 2014

Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Địa
Hóa
Anh
Tin
MThuật
Anh
Văn
Sinh
Toán
Sinh
Cnghệ
Anh
Văn
Tin
CDân
CNghệ
Sử
Nhạc
Toán
Văn

Anh
Hóa
CC
Sử
Văn

Toán
SHL